nem bi uot mua

Làm gì khi nệm của bạn bị ướt mưa hay ngập nước???

Đối với nệm cao su, bạn tuyệt đối không nên để nệm ngập trong nước mưa. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chất liệu nệm. Bên cạnh đó, nệm cũng rất khó khô do nguyên tắc: không được phơi nệm cao su dưới ánh nắng. Đối với những loại nệm khác như lò xo hay bông ép, việc nệm bị ướt mưa và ngập nước sẽ rất khó xử lý. Nguyên nhân là do kích thước nệm tương đối dày, và việc hút nước ra khỏi nệm không hề đơn giản.

nem bi uot mua

Vậy bạn nên làm gì khi nệm bị ướt? Đừng lo, hãy để Lê Quân giúp bạn!

Lê Quân cung cấp dịch vụ giặt nệm chuyên nghiệp. Chi tiết quy trình, mời bạn tìm hiểu tại đây

Nếu nệm bạn bị ướt, chúng tôi sẽ xử lý như sau:

Hút cạn nước.

Với công suất 1200W, máy vệ sinh sẽ giúp bạn hút sạch nước trong nệm ra đến 80%. Chúng tôi sẽ cố gắng hút nước ra thật kĩ để bảo quản chiếc nệm của bạn.

Sấy khô

Sau khi hút nước, chúng tôi sẽ tiến hành sấy khô. Thời gian sấy từ 15p – 20p. Sau khi sấy, bạn có thể phơi nắng nệm hoặc bật máy lạnh để nệm khô hoàn toàn nhanh hơn.

Rất đơn giản phải không nào? Toàn bộ quá trình diễn ra khoảng 1h, tùy theo bề dày và kích thước nệm của bạn. 

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn gặp phải tình trạng trên nhé!

cach xu ly nem khi co mui

Cách đơn giản xử lý nệm bị ướt khi bé tè dầm

Đối với những gia đình có trẻ em, việc bé tè dầm khiến nệm bị ẩm ướt, có mùi hôi khó chịu là việc thường xuyên xảy ra. Hãy cùng Vệ Sinh Lê Quân tìm hiểu cách xử lý khi gặp phải vấn đề này. 

cach xu ly nem khi co mui

Trong trường hợp nệm cao su (Kymdan) bị em bé tè dầm ướt (đái dầm), bạn có thể xử lý bằng một trong những cách sau:

  • Dùng khăn khô để lên chỗ nệm bị ướt và ấn đè xuống để thấm hút. Nếu nệm bị ướt nhiều, có thể làm bằng cách trên nhiều lần với các khăn khô), cho đến khi nệm (đệm) được tương đối khô ráo. Sau đó, có thể rắc thêm một ít phấn rôm (phấn dùng cho em bé) để có mùi thơm dễ chịu và trải một tấm khăn khô, mềm rồi để bé nằm lên.

  • Trong thời gian không dùng nệm (đệm), nên tháo tấm drap (ga) phủ trải giường ra cho thoáng, để bay hơi tự nhiên (vài tiếng đồng hồ tùy theo thời tiết và khí hậu) hoặc để quạt gió thổi trực tiếp vào bề mặt nệm (đệm) bị ướt cho đến khi nệm (đệm) được khô ráo hoàn toàn (khoảng nửa tiếng đồng hồ).

  • Tuyệt đối không đem nệm (đệm) ra phơi nắng khi nệm (đệm) bị ướt.